Cloud private là gì? Doanh nghiệp nào nên sử dụng cloud private?

Bên cạnh public cloud thì private cloud cũng đang là chủ đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Chính vì vậy bài viết này sẽ giải đáp trọn vẹn những vấn đề liên quan đến cloud private để bạn có thể đưa ra những giải pháp, lựa chọn tối ưu nhất

  1. Cloud private là gì?
    – Đúng như tên gọi, cloud private là giải pháp cloud dùng riêng. Cloud Private có đặc điểm là toàn bộ hạ tầng thiết bị được triển khai nội bộ với khách hàng và do đó các tài nguyên này chỉ có khách hàng mới có thể truy xuất được. Khách hàng có toàn quyền kiểm soát, vận hành và bảo trì hệ thống. Cloud Private bao gồm các tài nguyên máy tính được sử dụng độc quyền bởi một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhất định. Cloud  Private cũng có thể là một trung tâm lưu trữ dữ liệu tại chỗ của một tổ chức hoặc một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba. Cloud private là một mô hình điện toán đám mây được cung cấp cho chỉ 1 khách hàng duy nhất, nên nó còn được gọi là đám mây nội bộ. Mô hình này sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của các công ty, doanh nghiệp và tồn tại bên trong tường lửa của công ty hay doanh nghiệp đó.

    Một Cloud private có thể giúp tổ chức tự tùy chỉnh tài nguyên của mình để đáp ứng các yêu cầu cụ thể về công nghệ thông tin. Do đó, Cloud private thường được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, hay bất kỳ tổ chức có quy mô trung bình đến lớn nào khác có hoạt động kinh doanh quan trọng đang tìm kiếm một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với môi trường dữ liệu của họ.
  2. Mô hình cloud private và cách thức triển khai:
    Trong mô hình Private Cloud có 2 loại dịch vụ đám mây

    – PaaS – Platform as a service: Đây là 1 mô hình nền tảng giống như là 1 dịch vụ cho phép những công ty cung cấp mọi thứ từ những ứng dụng đám mây đơn giải cho đến những ứng dụng của doanh nghiệp tinh vi và phức tạp. PaaS thường xuyên được đưa vào dùng nhằm mục đích phát triển những phần mềm.
    – Iaas – Infrastructure as a service: Đây là mô hình cơ sở hạ tầng được áp dụng như 1 dịch vụ. Mô hình này cho phép những công ty dùng tài nguyên cơ sở hạ tầng như kho lưu trữ, mạng, máy móc như 1 dịch vụ. Những nhà cung cấp dịch vụ cung cấp 1 máy chủ và kho lưu trữ ảo, cũng như những API cho phép người sử dụng upload lên máy ảo (VM). Người sử dụng được cung cấp dung lượng để lưu trữ, từ đây có thể bắt đầu, ngừng truy cập hay cấu hình máy ảo (VM) và bộ nhớ phù hợp theo từng người. Một hệ thống Private cloud có thể được đặt ở Datacenter của khách hàng hoặc tại datacenter của nhà cung cấp dịch vụ và được quản lý bởi khách hàng/nhà cung cấp hoặc 1 bên thứ 3.

    Để triển khai thành công hệ thống Private cloud này, cần đảm bảo những yếu tố như:
    + Service management and automation (tạm dịch: quản lý các dịch vụ và tự động hoá) là các tính chất quan trọng trong hệ thống cloud. Mỗi hoạt động đều mang tính đồng bộ, được lặp lại và được ghi nhận (documented) để giữ platform thống nhất hoàn toàn. Tất cả máy chủ cần được đồng nhất với nhau để có thể cho ra kết quả chung theo đúng dự kiến ban đầu. Dịch vụ Cloud không thể hoàn thành được nếu như không có giải pháp Service Management đúng đắn.
    + Applications: chất lượng của các ứng dụng có thể hỗ trợ hoặc phá huỷ giải pháp cloud của doanh nghiệp. Ứng dụng phải được quản lý từ portal của nhà cung cấp cloud, phương pháp đo lường càng khả thi, linh hoạt càng tốt. Hệ thống cần phải được scale up nếu ứng dụng cần nhiều resource.
    + Organization: Tổ chức/công ty cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc thay đổi từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ Cloud.
  3. Đánh giá chung ưu- nhược điểm của hệ thống cloud private:
    Về cơ bản thì Cloud private là một mô hình Cloud Computing nên nó cũng sở hữu mọi lợi ích vượt trội của một mô hình điện toán đám mây như hiệu suất, tính ổn định, độ bảo mật, khả năng mở rộng linh hoạt, …

    • Chủ động và dễ dàng kiểm soát: Với Cloud private, khách hàng sẽ có toàn quyền sử dụng và quản lý hệ thống của mình, giúp bạn có thể kiểm soát tốt hơn những dữ liệu và cơ sở hạ tầng của mình vì chỉ những người trong nội bộ tổ chức mới có thể truy cập vào.
    • Tùy chỉnh hạ tầng: Bạn hoàn toàn có thể chọn một cơ sở hạ tầng phù hợp hoặc xây dựng, nâng cấp, quản lý, … tùy theo mục đích sử dụng và kế hoạch của riêng mình mà không bị ảnh hưởng hay trở ngại bởi bất cứ điều gì.
    • Bảo mật tốt và quyền riêng tư: Cloud private có nghĩa những máy chủ ảo dùng riêng vì vậy mà tất cả dữ liệu được lưu trữ và quản lý trên các máy chủ này ngoài những người trong nội bộ ra thì không ai khác có thể truy cập vào được. Do đó Cloud private có độ bảo mật tốt hơn hẳn những hình thức khác.
    • Khả dụng về địa lý: Nếu công ty bạn là một công ty đa quốc gia với nhiều cơ sở tại nhiều nước trên thế giới thì Cloud private sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất. Vì mỗi quốc gia sẽ có những chính sách khác nhau vì thế nên Cloud private sẽ có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc “thích nghi” với nơi đó
      Ngoài ra thì Cloud private còn có những nhược điểm như:
    • Khá tốn kém chi phí: Sở hữu riêng cho mình một hệ thống Cloud private đồng nghĩa với việc bạn sẽ không dùng chung với bất kỳ ai cả. Ngoài ra, bạn còn phải tự xây dựng Private Cloud riêng nên sẽ cần phải đầu tư khá nhiều chi phí khác cho cơ sở hạ tầng như tường lửa, …
    • Khó khăn trong việc quản lý: Hầu hết mọi việc quản lý, bảo trì, nâng cấp, … hệ thống đều sẽ do doanh nghiệp tự đảm nhiệm. Bởi vậy nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn tay nghề cao về lĩnh vực này. Đối với nhiều công ty nhỏ với nguồn lực IT hạn chế, dữ liệu và các ứng dụng bảo mật còn lỏng lẻo, thậm chí khi họ đang chạy các hoạt động IT nội bộ của họ. Nhiều người trong số các công ty này thường chấp nhận thời gian chết gây ra bởi một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DNS) hoặc mất dữ liệu khi một hệ thống bất ngờ gặp sự cố.
    • Khả năng mở rộng tương đối hạn chế: Do Private Cloud cũng chỉ có thể mở rộng trong mức giới hạn nguồn tài nguyên lưu trữ nội bộ.
  4. Đối tượng doanh nghiệp nào nên sử dụng cloud private?
    Với Cloud private, bạn có thể tổ chức, quản lý, triển khai và sử dụng các dịch vụ CNTT linh hoạt hơn. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể sử dụng đám mây riêng để truy xuất và phân tích thông tin nhanh hơn, đưa ra quyết định nhanh hơn. Bạn cũng có thể triển khai các ứng dụng, chức năng kinh doanh mới nhanh hơn.
    Đối tượng sử dụng của mô hình này là các doanh nghiệp đang muốn tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin để sử dụng trong nội bộ và dễ dàng quản lý.

    Đây chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp lớn cần sử dụng mô hình điện toán đám mây có độ bảo mật cao và an toàn tuyệt đối, tận dụng được các tài nguyên sẵn có cho hệ thống hạ tầng thông tin dữ liệu của mình. Và hiện nay, VNPT IDC đã và đang cung cấp dịch vụ cho thuê giải pháp Cloud private chuyên nghiệp với nhiều mức giá vô cùng ưu đãi.

Leave Comments

0909 851 052
0909851052